Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Phản hồi trong diễn đàn đã được tạo

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 2 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • Phản hồi về: Thực hành ĐẠO ĐỨC KINH DOANH và TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. #2399
    Avatar
    Bùi Văn Hải
    Thành viên

    Mục đích của việc khuyến khích đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (BI-CSR) trong nuôi trồng và sản xuất dược liệu là đảm bảo chất lượng nguyên liệu sạch, với hàm lượng hoạt chất cao để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất được hàng hóa đạt tiêu chuẩn GMP, đảm bảo hiệu quả của thuốc đối với người dùng.
    Sở dĩ người ta thường vi phạm đạo đức kinh doanh dẫn tới thiếu trách nhiệm xã hội bởi lẽ chấp hành tốt thường làm tăng chi phí, vi phạm nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và làm phân tán mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp từ đó có thể xảy ra việc bất đồng trong nội bộ doanh nghiệp. Đôi khi là do thiếu thông tin, kỹ thuật khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
    Một ví dự đơn giản như sau: Vừa qua nhóm sở thích trồng Cà gai leo đã cùng học hỏi, áp dụng việc tự chế biến và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để chăm sóc cây Cà gai leo có kết quả tốt, năng xuất khá đem lại thu nhập cho người trồng. Tuy nhiên bà con thu hoạch chạy theo số lượng, thiếu quan tâm đến chất lượng nên nguyên liệu đầu vào còn lẫn nhiều tạp chất(cỏ, rác, đất..). Như vậy cũng là biểu hiện của vi phạm đạo đức kinh doanh dẫn tới thiếu trách nhiệm xã hội. Việc này hoàn toàn tự mọi người có thể khắc phục được để giúp gắn kết doanh nghiệp và nông dân, đảm bảo chuỗi giá trị Cây cả gai leo phát triển và bền vững.

    Phản hồi về: Vài nét về đạo đức kinh doanh trong văn hóa Việt Nam #2397
    Avatar
    Bùi Văn Hải
    Thành viên

    Trên thực tế thì mọi công việc, nghành nghề đều có hai mặt tốt và xấu. Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doah nghiệp là muốn nói tới những điều tốt đẹp cần hướng tới trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và kinh doanh thu lợi của họ giống như phát huy y đức trong khám chữa bệnh và dạy tốt học tốt trong giáo dục….
    Trong nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay tôi nghĩ không những đặt ra yêu cầu về Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doah nghiệp mà còn phải quan tâm đến đạo đức xã hội ở nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác để giảm thiểu những tác động xấu tới người dân, đó là mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước chúng ta.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 2 bài viết)