Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Bài thuốc số 74

  • Tên bài thuốc:Thuốc chữa sỏi mật
  • Chủ trị:Thuốc chữa sỏi mật
  • Các sản phẩm thuốc:Thuốc sắc
  • Đăng ký sở hữu:Chưa đăng ký
  • Liên hệ tác giả:
  • Tên bài thuốc: Thuốc chữa sỏi mật
  • Chủ trị: Thuốc chữa sỏi mật
  • Các sản phẩm thuốc: Thuốc sắc
  • Đăng ký sở hữu: Chưa đăng ký
  • Liên hệ tác giả: Lương y Nguyễn Quyết Tiến – Tp Yên Bái- tỉnh Yên Bái

Một số bài thuốc thông dụng chữa sỏi mật

  1. Bài 1

quả sung khô 50g, nhân trần 10g, hoa atiso 10g, lá vọng cách 10g, diệp hạ châu 8g, râu ngô 8g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, nghệ vàng 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 20g, thổ phục linh  10g, cam thảo 8g. –  Sắc với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên tục 25 – 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả. Bài thuốc trị sỏi mật trên có 3 tác dụng chính là làm tan sỏi (chủ yếu là quả sung, kê nội kim và nghệ vàng), lợi mật, tống sỏi ra ngoài (chủ yếu là râu ngô, nhân trần, diệp hạ châu, vọng cách và ý dĩ), bổ can, kiện tỳ để nâng chức năng gan giúp không hình thành sỏi mới (chủ yếu là nhân trần, atiso, bạch truật…). Nếu Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.

  1. Bài 2:

Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. – Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.

  1. Bài 3:

– Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. – Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau. Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế “cò súng”.

  1. Bài 4:

– Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. – Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.

  1. Bài 5:

– Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. – Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.

  1. Bài 6 (trà dược):

– Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. – Ngày dùng 30 – 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ nên dùng. Phòng và sống chung với bệnh Bệnh sỏi túi mật tuy chữa khỏi nhưng khả năng tái phát khá cao, nên người bệnh cần có chế độ phòng và Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với sỏi túi mật bằng cách tạo lập cho mình một thói quen sống lành mạnh hơn. Ăn một chế độ cân bằng, cân đối chất dinh dưỡng, nhưng hãy nhớ hạn chế đồ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol. Nếu bạn muốn giảm cân, hãy nhớ giảm cân từ từ và cũng đừng thực hiện một chế độ ăn kiêng toàn bộ dầu mỡ. Duy trì tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, 3 ngày/tuần cũng là một trong số nhiều giải pháp bảo vệ sức khỏe bản thân nói chung và sức khỏe đường mật nói riêng.