Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Bài thuốc số 84

  • Tên bài thuốc:Chữa bệnh thận tiết niệu
  • Chủ trị:Chữa bệnh thận tiết niệu
  • Các sản phẩm thuốc:Thuốc sắc
  • Đăng ký sở hữu:Chưa đăng ký
  • Liên hệ tác giả:
  • Tên bài thuốc: Chữa bệnh thận tiết niệu
  • Chủ trị: Chữa bệnh thận tiết niệu
  • Các thành phần chính:
    • Dây Na ( Răng ngựa)
    • Thiên môn đông
    • Hoàng lực ( Xẻn dây)
    • Sâm cau đỏ
    • Dứa dại ( Trắng tìm)
    • Dây đỗ trọng
  • Các sản phẩm thuốc: Thuốc sắc
  • Đăng ký sở hữu: Chưa đăng ký
  • Liên hệ tác giả: Hứa Lai Hồng – Thị Trấn Cổ Phúc – Huyện Trấn Yên – Tỉnh Yên Bái.
  1. Sơ lược về Thận Tiết niệu

– Cơ quan hệ bài tiết (tiết niệu) gồm có thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quan        ( bóng đái), niệu đạo.

– Đường tiết niệu là nơi giúp cơ thể người thải loại bỏ những chất độc và các chất hòa tan trong quá trình lưu thông máu không có lợi cho người được thải ra ngoài.

  1. Bệnh thận tiết niệu.

– Có rất nhiều loại bệnh về thận tiết niệu như viêm thận, viêm đường tiết niệu, niệu quản, suy thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thu bàng quang.

– Vấn đề viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhất hay gặp nhất.

– Nguyên nhân: Do đường tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Bình thường nước tiểu vô trùng, do cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thsnhf bàng quang lên thận. Dòng chỷ của nước tiểu đồng thời là lực cơ học giúp tống vi khuẩn ra ngoài làm thông sạch niệu quản.

– Nhưng nhiều người khả năng cơ học kém, nhịn đái lâu khi tiểu dòng chảy không đẩy vi khuẩn ra hết, chúng tích tụ dầy bám chắc  vào thành niệu quản gây bệnh..

– Người bị bệnh biểu hiện rất khó chịu như đi tiểu buốt, nóng rát đái són, nước tiểu ra ít, đi nhiều lần không hết, nước tiểu rớt..

– Màu nước tiểu không bình thường, màu vàng, màu nâu xậm, màu trắng đục như nước vo gạo, thậm chí đái ra huyết.Bị đau bụng vùng dưới, đau ngang thắt lưng, đau bên mạn sườn do nhiễm trùng thận.

– Nguyên nhân: Do vệ sinh vùng kín ( nữ) không sạch, dùng thủ thuật thông tiểu, sử dụng bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng, ăn khan, uống quá ít nước, quen thói ăn quá mặn… lây nhiễm khi quan hệ tình dục….

– Mầm bệnh xuất hiện đầu tiên ở vùng thấp niệu đạo, bàng quang nếu không chữa kịp thời sẽ bị viễm bể thận cấp, áp xe thận, viêm đường tiết niệu trên ở niệu quản thận, làm suy giảm chức năng thận gây nguy hiểm..

– Sỏi thận: Do các chát lắng cặn kết tinh tụ quanh mọt hạt nhân hữu cơ có khoảng 90% các hạt chứa canxi . Có khoảng 70% viên sỏi có kích cỡ nhỏ theo nước tiểu ra ngoài.

Những viên sỏi có kích cỡ lớn, làm gây tắc niệu quản ( loại sỏi này rất cứng khó bào mòn) gây đau ở bên hông phía sau lưng lan tỏa xuống hàng theo đường tiểu, gây ớn lạnh, sốt, buồn nôn.

Bệnh sảy ra khi bị rối loạn chuyển hóa canxi, thừa vitamin D, loãng xương….

– Hậu quả của bệnh: Gây nhiễm trùng thận, giảm chức năng bài tiết của thận, cơ thể suy nhược, dẫn tới tử vong.

– Đối với nam: suy giảm chức năng cường dương, xuất tinh đau tinh dịch có máu, khả năng sinh sản kém, số lượng, chất lượng tinh trùng kém, gây vô sinh, hiếm huộn…..

– Phụ nữ: đau vùng dưới bụng, đau khi quan hệ tình dục, gây đẻ non, sảy thai, vô sinh, nhiễm trùng sơ sinh.

– Trẻ em: bị trào ngược bàng quang, niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng thận, suy thận mãn.

* Do vậy có các triệu chứng trên phải điều trị kịp thời dứt điểm.

  1. Bài thuốc cơ bản chữa bệnh thận – tiết niệu.

3.1. Có các vị thuốc sau:

– Dây Na ( Răng ngựa)                                – Thiên môn đông

– Hoàng lực ( Xẻn dây)                                – Sâm cau đỏ

– Dứa dại ( Trắng tìm)                                  – Dây đỗ trọng

3.2. Cây thuốc, thu hái, chế biến, sử dụng, bảo quản.

* Dây na ( Răng ngựa): là loại dây leo, thân mềm có vỏ xù xì xẻ dọc, cành có nhiều nốt mụn gai, lá xanh nhẵn …. mọc vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.

– Tính vị – tác dụng: có mùi thơm mát dịu, vị ngọt dễ chịu. Khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, ninh tâm, bổ thận.

– Thu hái vào tháng 10 – 11.

– Chế biến: Cạo bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng sao thơm là được ( hoặc dùng sống).

– Liều lượng: 10-15g

* Hoàng Lực (Xẻn dây): cây bụi thân gỗ, có gai thận, cõng lá, lá có rát nhiều tên gọi như Xuyên tiêu, Sơn hổ thích, ba tiêu..

– Tính vị – tác dụng: Có mùi thơm mát, vị tê cay, ngọt, hạt làm thuốc và gia vị.

– Tác dụng chữa ho, thông tiểu tiện, kích thước tiêu hóa, chữa sưng bộng lợi, răng sâu đau.

– Thu hái: quả chín vào tháng 6, 7 ( thu hái quả xanh bánh tẻ, dùng thân, cành và rễ)

– Chế biến: làm sạch gai, rửa hết rêu bẩn, thái lát phơi khô, sao vàng thơm, bảo quản khỏi mốc.

– Liều lượng: 4g – 10 g

* Dứa dại: Có loại dứa trắng, cay cao, lá dài, có gai ở mép lá. Dứa tím cây thấp lá dài, có gai ở mép lá. Mọc ven khe núi hoặc chân đồi, hay trồng ở vườn nhà.

– Tính vị: tính bình vị ngọt.

– Tác dụng: trị ho, đái buốt, đái dắt, tiểu đường.

– Thu hái: quả thu loại quả già chưa chín, khoảng tháng 6 đến tháng 10.

– Chế biến: bổ làm tư, thái theo mắt dứa mỏng, phơi khô, sao vàng.

– Liều dùng: 8-10g

* Thiên môn đông: ( Loại thuốc quí)

– Có rất nhiều tên gại như: điên hách, địa môn động, ytocs tiên. Các sách khác có nhiều tên gọi khác nhau như Bảo phát tử, như mã, bản kinh, bản thảo cương mục, hòa hán thảo dược.

– Là dây leo lá như lá liễu, thân có gai, hoa trắng, quả màu đỏ.

– Thu hái vào tháng 10 – 12.

– Bộ phận dùng: rễ củ

– Chế biến: rửa sạch cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín tẩm rượu. Bảo quan nơi khô ráo ( dễ ẩm mốc)

– Tác dụng: Lợi tiểu, thông tiện, chống u bướu, chữa ho. Loại này nhuận phé dẫn đến 5 tạng được nhuận lây. Than lá chữa đái đường, đau ngang lưng áo viêm đường tiết niệu.

– Tính vị có vị ngọt mát thơm.

– Liều dùng: 5-10 g.

* Sâm cau đỏ:

– Loại thân gỗ cao 2-3 m, có nhiều rễ củ, màu đỏ dài tới hơn 1m, rễ trồi lên mặt đất lại mọc thành cây.

– Thu hái vào tháng 10-12

– Chế biến: rửa sạch, thái mỏng, phơi khô kiệt, sao vàng.

– Tính vị: Có vị ngọt, mát thơm.

– Tác dụng: Lợi tiểu, thận kém, tiểu đêm, gan mật kém,.

– Liều dùng: 8-12g

* Đỗ trọng:

– Loại thân leo dài 10m, có nhựa trắng, gặp không khí thì khô nên bẻ vỏ hoặc lá có tơ, sợi như đỗ trọng bắc. Lá bầu dục, có hoa trắng mùi thơm, quả đài dài 15- 30 cm rẻ đôi nhọn nhẵn.

– Thu hái: quanh năm.

– Chế biến: cạo sạch vỏ sành, rửa sạch, băm mỏng phơi khô sao hoặc không sao, bảo quản tránh mốc.

– Tính vị: vị ngọt, hơi chát, tính bình.

– Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, tiêu hóa tốt, ôn thận, trị suy thận, thận hư, lưng đau, tiểu són.

– Liều dùng 4-10 g.

  1. Sử dụng thuốc

Sáu vị hỗn hợp thành một gói ( ấm thuốc). Thuốc đổ ngập nước thuốc khangro 1.2 – 1.5 lit nước. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút là được, uống trong ngày dùng thuoovs từ 6 đến 10 ngày có hiệu quả cao.